Chế biến nông sản là gì? 4 giải pháp chế biến HIỆU QUẢ

Nông sản là mặt hàng chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu đến rất nhiều Quốc Gia trên Thế Giới. Nông sản có ngon không? Bảo quản có tốt hay không? Phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sơ chế? Vậy chế biến nông sản là gì? Làm thế nào để có phương pháp chế biến hiệu quả? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Hàng nông sản là gì?

Hàng nông sản có lẽ là từ khóa quá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta rồi đúng không nào! Hàng nông sản là bao gồm các loại hàng hóa xuất phát từ hoạt động nông nghiệp như:

  • Sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa mì, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt chè, rau củ quả, sữa, động vật tươi sống,…
  • Sản phẩm được chế biến từ nông sản như: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, rượu bia, nước ngọt, thuốc lá, da động vật,…

2. Chế biến nông sản là gì

Chế biến nông sản thuộc vào ngành công nghiệp chế biến. Mặt hàng nông sản được đưa vào dây chuyền công nghệ được chế biến theo quy trình thành nhiều nông sản khác nhau phục vụ cho mục đích riêng và thị hiếu người tiêu dùng. Chế biến thực phẩm đóng vai trò to lớn giúp phát triển nền kinh tế, thúc đẩy gia tăng cơ cấu nông nghiệp nước nhà đẩy mạnh các ngành dịch vụ khác phát triển theo. Bên cạnh đó, ngành chế biến nông sản góp phần nâng cao cuộc sống người dân mở rộng thị trường xuất khẩu thế giới.

Tìm hiểu về chế biến nông sản
Tìm hiểu về chế biến nông sản

3. Thực trạng chế biến nông sản hiện nay

Ngành nông sản Việt Nam đang phát triển vượt bậc được nhiều bạn bè trên Thế Giới biết đến và đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt cả chỉ tiêu đề ra, có triển vọng dài hạn. Theo thống kê, chế biến nông sản Việt Nam chiếm tỷ trọng cao lên tới 19.1% nhóm ngành công nghiệp chế biến, thị trường ổn định, uy tín và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân. Một số mặt hàng chế biến rau củ, đồ uống, dầu ăn, chế biến sữa,…chắc chắn sẽ tăng mạnh vào những năm tới.

Tuy nhiên, ngành chế biến nông sản Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế về trình độ chuyên môn, công nghệ, ứng dụng tự động hóa sản xuất,…tối ưu năng suất chưa hiệu quả. Người dân chưa biết cách bảo quản nông sản tốt nên gặp nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả hàng hóa. Máy móc, trang thiết bị chế biến khiến nông sản không được xử lý triệt để, gây lãng phí và tổn thất cho người dân.

Tìm hiểu về thực trạng chế biến nông sản
Tìm hiểu về thực trạng chế biến nông sản

4. 10 loại nông sản chế biến chủ lực

Để bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi đã tổng hợp những mặt hàng chủ lực được bà con nông dân Việt Nam tập trung nuôi trồng và sản xuất là:

  • Cà phê: Trồng nhiều ở những vùng có điều kiện phù hợp như Tây Nguyên, Bắc Ninh, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ.
  • Hạt điều: Chỉ được trồng ở các vùng Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Đak Lak, Bình Định, Bình Thuận.
  • Cao su: Trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ chủ yếu tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Vũng Tàu và Tây Ninh.
  • Cacao: Chủ yếu được trồng một số tỉnh như Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, Tây Nguyên,…
  • Rau củ: Rau củ dễ canh tác trên phạm vi toàn nước, nhưng được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng sông Hồng,…
  • Hạt tiêu: Trồng tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và rải rác ở các tỉnh Duyên Hải Miền Trung và Bắc Trung Bộ.
  • Gạo: Được tập trung trồng ở một số vùng đồng bằng, điển hình ĐBSCL, ĐB sông Hồng,..
  • Chè: Được trồng chủ yếu ở vùng núi Bắc Bộ và Trung Du miền núi, Tây Nguyên.
  • Đậu tương: được trồng ĐBSCL và một số tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hà Bắc, Cao Bắc,.
  • Cây ăn quả: Được trồng ở vùng trọng tâm ĐBSCL và Đông Nam Bộ.

Các loại nông sản xuất hiện hầu hết các quốc gia lớn trên Thế Giới, từng bước chiếm lĩnh thị trường, xây dựng hình ảnh nông sản Việt Nam tốt đẹp hơn.

5. 04 giải pháp phát triển ngành chế biến nông sản hiệu quả

Để có được nông sản đạt yêu cầu, chất lượng tăng sản lượng xuất khẩu mỗi năm, nhà nước, bà con cần có phương pháp mô hình chế biến đạt chuẩn:

5.1. Kết hợp các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ

Việc đầu tiên cần làm chính là kết hợp các khâu, chế biến và tiêu thụ nông sản lại với nhau. Chủ cơ sở sản xuất cần liên kết hóa thành một hệ thống chặt chẽ dù có bị vấn đề nào xảy ra cũng có thể xử lý ngay tức thời. Nếu thực hiện tốt phương án này sẽ giúp hình thành nên nhiều doanh nghiệp đầu tàu, quá trình xuất khẩu, chế biến, tiêu thụ cũng diễn suôn sẻ hơn và tiết kiệm được một phần chi phí.

Giải pháp chế biến nông sản phù hợp
Giải pháp chế biến nông sản phù hợp

5.2. Mở rộng quy mô sản xuất tiên tiến

Giải pháp thứ hai mà bà con cần triển khai thực hiện chính là mở rộng quy mô hơn nữa. Tuy nhiên phải ưu tiên mô hình sản xuất tiên tiến, hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh giữa nông dân và doanh nghiệp để ngày càng cải tiến mô hình sản xuất đạt chứng chỉ. Địa phương nên có các buổi tập huấn về công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin, tạo ra mặt hàng nông sản chất lượng cao, đạt năng suất mùa vụ.

5.3. Triển khai chính sách nông nghiệp phù hợp

Có lẽ, người dân sẽ có năng lượng và hào hứng nuôi trồng nông sản hơn nếu nhà nước triển khai nhiều chính sách mới, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư vào ngành chế biến nông sản. Bạn cần chú trọng đến quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, còn phải vận động người dân đảm bảo và chú ý đến các vấn đề như: an toàn thực phẩm, đa dạng mặt hàng xuất khẩu, thiết kế bao bì nhãn mác thật bắt mắt.

Chính sách phát triển chính sách phù hợp
Chính sách phát triển chính sách phù hợp

5.4. Ứng dụng công nghệ cao

Mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao ngày mở rộng trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo chất lượng, tăng năng suất, nâng cao được giá trị nông sản Việt Nam tốt hơn. Nhà nước cần nên cần hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời đổi mới giải pháp, công nghệ chế biến, bảo quản để giữ được sản phẩm ngon và lâu hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản phải không ngừng học hỏi, nắm bắt công nghệ gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Kết luận

Chế biến nông sản đóng vai trò quan trọng và chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu chế biến nông sản là gì. Vì thế, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải có kế hoạch, mô hình, giải pháp giúp nông sản đạt chất lượng nhất, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp trong mắt bạn bè Thế Giới. Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin tổng quan hơn về ngành chế biến nông sản.

Gọi điện thoại
0968.326.568
Chat Zalo