- Nhện đỏ gây hại ở đào cảnh
Nhện đỏ là tác nhân gây hại thường gặp ở cây đào cảnh.
Đặc điểm nhận biết nhện đỏ
- Nhện đỏ trưởng thành có 8 chân, trong cơ thể chúng có nơi chưa thức ăn là hại đốm màu đỏ đậm có thể nhìn thấy xuyên qua trên cơ thể.
- Nhện con cũng đã phát triển các bộ phận gần giống với nhện trưởng thành, tuy nhiên chúng chỉ mới hình thành 6 chân.
Khả năng gây hại của nhện đỏ
- Nhện đỏ gây hại trên đào bằng cách đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây, khiến lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy lớp tơ mỏng như những vết trắng lấm tấm của nhện ở mặt dưới lá.
- Khi nhện đỏ phát triển với số lượng lớn, chúng sẽ tấn công cả cành non cả cành non, làm cành khô và chết.
- Nhện cũng là tác nhân lây truyền virus cho cây.
Sử dụng thuốc BVTV để diệt trừ nhện đỏ
Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc giúp phòng trừ nhện đỏ gây hại cho cây đào cảnh như: Calicydan 150EW, Newdrive 350EC, Newmectin 41ME, Comite 73EC, Ortus 5SC,…
Lưu ý: bà con nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun để hạn chế tính kháng của Nhện.
- Sâu đục thân, đục ngọn trên đào cảnh
Sâu đục thân, đục ngọn trên đào gây ra nhiều hậu quả cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, bà còn cần phát hiện và phòng trừ sâu kịp thời.
Biểu hiện và khả năng gây hại của sâu đục thân
- Sâu non sau khi nở thì đục thân, cành, ngọn tạo thành những đường đục và chui vào lớp vỏ gỗ để phá hoại. Cứ cách một đoạn sâu lại đục một lỗ để thải chất thải ra ngoài. Khi quan sát thân cây, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cá lỗ đục do sâu gây ra hoặc làm héo khô đoạn ngọn, cành con.
- Bên cạnh đó, sâu còn đục cả những rễ làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và có thể làm chết cây.
Áp dụng phương pháp hóa học để phòng trừ sâu đục cành
Đối với phương pháp hóa học, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Kakasuper 120EW, Akulagold 260EW, hoặc định kỳ rắc Sieugon 85GR dưới gốc để trừ sâu đục thân cành và tuyến trùng, côn trùng hại rễ đào.
- Rệp muội, rệp sáp tấn công đào cảnh
Rệp muội hại cây đào có khả năng sinh sản đơn tính không cần đến con đực nên chúng thường phát sinh và lây lan nhanh chóng với mật độ cao.
Đặc điểm nhận biết rệp muội, rệp sáp hại đào cảnh
- Rệp muội thường sống trên ngọn non của cây đào.
- Rệp sáp gây hại thân cành và cả rễ đào, thường tập trung thành các mảng màu trắng.
- Một số con rệp có cánh và một số thì không có cánh.
Biểu hiện và khả năng gây hại của rệp muội
- Rệp muội thường sống tập trung ở một số bộ phận của cây như ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá. Chúng làm cây sinh trưởng và phát triển kém vì bị chích hút. Từ đó, cây đào sẽ trở nên cằn cỗi, khô héo dần rồi rụng lá và hoa.
- Ngoài ra, rệp muội còn là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng, làm một số bộ phận của cây đào bị nấm bám đen, gây thêm bệnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
- Rệp sáp gây hại mạnh vào mùa xuân, bám chặt vào thân, cành, rễ đào, chích hút làm khô chết thân cành đào.
Sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết
Khi rệp phát sinh và lây lan rộng, bà con nên sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt chúng càng sớm càng tốt. Một số loại thuốc bà con có thể dùng là: Newmexone 80WG, Heloone 370SC, Chessone 300WP, Bakari 512EC,…
- Bệnh xoăn lá ở đào cảnh
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Taphrina deformans Berk Tul gây nên.
Biểu hiện và khả năng gây hại của bệnh:
Khi bị nhiễm bệnh, lá đào sẽ chuyển sang màu xanh xám một phần hoặc toàn bộ và ngày càng dày lên. Sau đó, những phần dày này lại bị biến dạng, xoăn vào biến thành màu đỏ. Bên cạnh đó, trên mặt lá cũng bị bao phủ bởi một lớp bột trắng xám. Kết quả là lá biến thành màu nâu, khô và rụng. Khi bị bệnh nặng, cây có thể sẽ bị chết.
Có nên sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh?
Khi các biện pháp phòng trừ thủ công không phát huy hiệu quả, bà con ó thể dùng các loại thuốc như Amisupertop 500WP, Ridomin, Natigold để trừ dịch hại.
- Bệnh nứt thân xì mủ ở cây đào
Nứt thân xì mủ là bệnh xảy ra phổ biến ở cây đào cảnh. Cây đào nhiễm bệnh có thể do nhiều nguyên nhân như do thời tiết sương muối, rét hoặc do một số loài sâu đục thân như xén tóc, cát đinh, nấm bệnh có thể gây ra hiện tượng chảy nhựa. Thường sau khi mưa cành, thân đào lại xì mủ, cây càng già càng dễ bị.
Biểu hiện và khả năng gây hại của bệnh:
- Bệnh nứt thân xì mủ thường gây hại chủ yếu trên thân cành, đặc biệt là những vị trí phân nhánh.
- Khi cây bị nhiễm bệnh, vỏ cây sẽ bị nứt ra. Từ vết nứt đó chẩy nhựa vàng trong suốt. Ngày qua ngày, nhựa sẽ chuyển thành màu nâu đỏ, vết bệnh sẽ lồi lên. Ngoài ra, lá cũng chuyển màu vàng.
- Nếu không được chữa trị kịp thời, cây có thể sẽ bị chết khô.
Áp dụng thuốc BVTV
Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như VT Suran 500WP, Amisupertop 340 SC,… để phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ cho cây đào.
Một số lưu ý trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho đào cảnh
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc BVTV, bà con có thể áp dụng một số lưu ý dưới đây để việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho đào cảnh đạt được hiệu quả tốt nhất
- Tỉa cành thông thoáng, loại bỏ cành bệnh, trồng đào nơi thoáng gió và thoát nước tốt.
- Không nên đào cảnh xen lẫn với lê và đào vì chúng có thể lây nhiễm sâu bệnh lẫn nhau.
- Nên bảo vệ các loài thiên địch có ích cho việc trồng đào cảnh như bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn rệp, ong kén rệp,…