MỘT SỐ SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CHUỐI BÀ CON CẦN LƯU Ý

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, có tính thích nghi rộng, dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn ngày và cho sản lượng khá cao, một buồng có thể có trên chục nải chuối và nặng từ 25-40kg/buồng, trung bình có thể đạt năng suất 20 – 30 tấn/ha. Chuối có giá trị thu nhập cao (gấp 4 đến 5 lần trồng lúa và các cây hoa màu khác trên cùng chân đất).

Chuối Tiêu
Chuối Tây (Chuối Sứ)

Để trồng chuối có năng suất cao và có hiệu quả, người trồng chuối cần phải hiểu và biết một cách thấu đáo những điều kiện cần và đủ cho cây chuối sinh trưởng để cho năng suất cao chất lượng tốt. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin nêu một số loại sâu bệnh hại chính trên cây chuối và cách phòng trừ để bà con tham khảo, áp dụng thực hiện trên vườn chuối của gia đình mình.
1.    Bệnh chùn đọt chuối (còn gọi là bệnh chuối rụt)
a. Triệu chứng:  Cách phát hiện bệnh chùn đọt trên lá chuối có sọc xanh lợt ở cuống lá và phiến lá chạy song song với các gân phụ.
Cây nặng sẽ chùn đọt do lá không phát triển được, lá mọc hơi đứng không xòe như bình thường, lá nhỏ, dòn, mép lá phát triển không đều có màu vàng khảm lá. Cây lùn. Nếu nhiễm bệnh sớm cây không trổ hoa. Nếu cây bị muộn cây vẫn trổ hoa nhưng buồng nhỏ, trái nhỏ. Cây có thể trổ buồng ngang hông.
b. Tác nhân gây bệnh: do virus Bunchy top hay cucumber mosaic virus gây ra. Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua đường cây giống, lây truyền từ cây này sang cây khác, thông qua một loài rệp có tên là pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối, làm môi giới truyền bệnh. Bệnh phát sinh quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có độ ẩm cao.
Qua quan sát thực tế vườn cây cho thấy, những vườn ít được chăm sóc, có nhiều cỏ dại, rậm rạp thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây… thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.
c. Điều kiện phát sinh gây hại: Bệnh phát triển nặng lúc ẩm độ không khí cao, nhất là ở những đất giàu dinh dưỡng và có phủ đất thường xuyên.
d. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do một loại virut gây ra mà môi giới truyền bệnh chủ yếu là các loại rệp.
e. Cách phòng trừ:
Thu gom và tiêu hủy tất cả những cây nhiễm bệnh kể cả củ và chồi.
Phun thuốc diệt rầy, vệ sinh vườn thường xuyên, tránh tủ gốc mùa mưa.
Chọn vật liệu trồng cẩn thận, chọn cây giống khoẻ mạnh không nhiễm virus.
Diệt môi giới truyền bệnh, diệt rệp bằng các loại thuốc hóa học như malation hay diendrin.
Tạo điều kiện tốt cho hoạt động sinh lý của cây: đất trồng thoáng, sạch cỏ, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng.
2. Bệnh đốm lá (black sigatoka):
a. Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện đầu tiên là chấm nhỏ xanh vàng, sau chuyển sang màu nâu. Vết bệnh kéo dài lan rộng thành đốm hình bầu dục dài, giữa vết bệnh có màu xám tro.

Bệnh đốm lá sigatoka

b. Nguyên nhân gây bệnh: Do loài vi khuẩn mang tên Hycospha erellafyensis var difformis gây ra.
c. Sự lan truyền của bệnh: Lúc đầu thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và thứ 4, hình thành một đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm x 0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở hop lá chuối. Về sau đốm sọc loang ra, trở thành màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kỳ cuối trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm bến thành màu xám và lá chuối sớm bị héo chết. Bệnh truyền lan theo gió, mưa, xâm nhập qua vết thương xây xát trên lá.
d. Điều kiện phát sinh gây hại: Thời tiết nóng nhiệt độ từ 25-300C, ẩm độ trên 75% là điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh.
e. Biện pháp phòng tránh: Thường xuyên loại bỏ những lá héo mắc bệnh và mang đi tiêu hủy ngay.
Thời gian từ tháng 5 – 10 thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần phun thuốc một lần, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thì khoảng 3 – 4 tuần phun thuốc một lần. Dùng thuốc Newthiram 80WP dạng bột hút ẩm để phòng trị.
3. Bệnh thán thư:
a. Triệu chứng: Mặt dưới mép lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cái cúc áo, sau đó chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng, Phần cháy khô hiện lên những đường vân chạy dọc cậng hoăc thành những đường tròn đồng tâm. Nữa ngọn cậng bị thối ướt màu nâu, nữa còn lại dầy hạt những đốm đen ở mé lưng và cũng thối dần.Kết  quả cả tầu lá bị gãy teo khô, thân chuối thối đen.

Bệnh Thán Thư Lá Chuối

b. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp gây ra.
c. Sự truyền lan của bệnh: Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, có lá dày. Trên cùng một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá bên trong. Tốc độ lây lan và phá hại mạnh khiến cây chết khô; gây vết đốm trên vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng thu hoạch.
d. Điều kiện để phát sinh gây hại: Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm thán thư phát triển mạnh và gây hại.
e. Biện pháp phòng trừ: Thực hiện dọn vệ sinh, cắt xén các loại cỏ dại và các tàu lá già chết khô hoặc do bệnh hại, thu gom và tiêu hủy ở nơi xa vườn.
Khi có tới 3% số cây mắc bệnh, cần tạm dừng bón phân thúc. Dùng ngay một trong hai loại thuốc Audione 210WP, Score 250 EC và chất bám dính HPC, phun luân phiên theo chu kỳ 2 ngày 1 lần.

  1. Tuyến trùng
    – Loài Radopholus similis chuyên đục vào rễ chuối, thành trùng dài 0,68mm, rộng 0,02- 0,03mm, con cái có kén, đầu hơi tròn, tấn công và phá hủy rễ, tạo các vết nâu hoặc đen, rễ không phát triển và không phân nhánh, tuyến trùng có thể đục vòng ngoài củ làm củ bị đỏ lên.
    – Tuyến trùng đẻ trứng vào các mô trong rễ, khi chích hút nhựa tế bào, các mô bị tấn công tạo thành vết đen ở rễ, cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ và dễ bị các loài nấm trong đất tấn công như Fusarium, Rhizoctonia solani…làm cây bị chết.
    Ngoài ra còn có tuyến trùng Meloidogyne incognit làm rễ sưng tạo thành các nốt có kích thước khác nhau.
    – Tuyến trùng xoắn ốc là Heliotylenchus spp sống bên ngoài làm đứt rễ.
    – Tuyến trùng chích hút rễ là Pratylenchus spp triệu chứng phá hoại như Radopholus similis.
    Biện pháp phòng trừ:
    – Loại bỏ các cây bị bệnh, đào bỏ cả rễ.
    – Cày phơi đất 6 tháng sau trồng lại mới.
    – Chọn cây có củ to (>15cm ) ở những vườn cây không bị bệnh để trồng.
    – Ngâm củ vào dung dịch Cartap 97% (Padan) 0,2% trong 1 phút, sau đó để khô 24 giờ trước khi trồng.
    – Rải Sieugon 85GR, 30kg/ha vào hố trước khi trồng và lấp lại.
    5. Sâu vòi voi:
    Sâu trưởng thành là một loại cánh cứng, có vòi, sâu thường đẻ trứng vào bẹ lá, nhất là ở những vườn chuối rậm rạp, nhiều lá, bẹ thối nát. Sau khi trứng nở sâu non đục vào cây, phá hại các bẹ chuối thành những đường ngầm. Vì thế làm cho thân giả dễ bị đổ gãy (nhất là khi cây ra buồng). Nếu sâu đục qua điểm sinh trưởng, sẽ làm cho cây thối chết. Thậm chí sâu đục phá thân ngầm và làm cho cây dễ chết.
    Hằng năm bọ trưởng thành hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 10.
    Sâu đẻ trứng vào gốc chuối,trứng nở thành sâu đục vào củ rồi lan lên thân giả,làm chận phát triển
    Biện pháp phòng trừ:
    + Dùng đoạn cây 30-50cm áp vào gốc cây ban đêm nhử sâu lên ăn để diệt
    + Rắc thuốc BVTV quanh gốc chuối: Newmexone 80WG, Virtako 40WG, Vietdan 29SL vào mùa mưa.
    – Nơi có sâu đục cắt bẹ lá từ ngoài vào trong tìm bắt cho được sâu non. Tốt nhất là bắt trước khi sâu non vũ hóa (trước tháng 3).
    – Làm vệ sinh, cắt sạch lá già, bẹ thối, lá khô, bẹ khô, thu gom đem đốt bẹ nát vào cuối thu đầu đông đẻ hạn chế nơi trú ẩn của sâu.
     Vật tư Nông Nghiệp Hoàng Hà Chúc bà con áp dụng thực hiện thành công!
                                                         Sieugon 85GR (phòng trừ sâu sùng, tuyến trùng hại rễ)
Gọi điện thoại
0968.326.568
Chat Zalo