Kỹ thuật Phòng trừ sâu bệnh trên Nhãn giai đoạn nuôi quả

Nhãn đang giai đoạn nuôi quả sẽ xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh quan trọng mà các nhà vườn cần lưu ý phòng trừ:

1.Bệnh thối trái do nấm (Phytophthora sp):

a. Triệu chứng

Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên trái nhãn từ lúc nhãn quả non đến lúc sắp già, chín và đặc biệt là trong mùa mưa, nơi có ẩm độ cao thì bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.

b. Tác nhân gây bệnh

Do nấm Phytophthora thường lưu tồn trong đất nên các chùm trái gần mặt đất thường dễ bị nhiễm bệnh hơn trong mùa mưa từ đây sẽ là nguồn lây lan cho các chùm trái phía trên và lây lan sang cây khác trong cả vườn.
Trái bị bệnh thường bị thối nâu, lan dần từ vùng cuống trái trở xuống, làm trái nứt ra, thịt trái bị thối nhũn, chảy nước có mùi hôi chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh.

c. Biện pháp phòng trừ

Để phòng trị bệnh này nên tỉa bỏ các cành gần mặt đất vì khi trái gần chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa.
Cần lưu ý cắt bỏ và thu gom các trái bị bệnh rơi rụng trong vườn đem tiêu huỷ. Kinh nghiệm các nhà vườn thường phun các loại thuốc như VT Suran 500WP, Audione 210WP theo liều lượng khuyến cáo. Nên trồng cây trên mô đất cao để giúp thoát nước tốt và tránh được mầm bệnh phát triển và tấn công. Bón phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Tricoderma để giảm mầm bệnh trong đất.

2. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes):

a. Triệu chứng:

Bệnh phát sinh và gây hại trên lá, lộc non, trên chùm hoa và quả.

Trên Quả: vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả non chuyển màu đen và rụng.
b. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra.

c. Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh:

Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và ẩm trong tháng 3 đến tháng 7. Trời có m­ưa đúng vào thời kỳ ra hoa và suốt giai đoạn quả làm ảnh hưởng đến năng suất.

d. Biện pháp phòng trừ:

– Tỉa cành, tạo tán, thường xuyên cắt bỏ cành già tạo cho cây thông thoáng.

– Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun thuốc: Kinh nghiệm nhà vườn thường sử dụng Amisupertop 500WP, Newthizam 80WP, Verygold 325SC theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Lượng nước thuốc cần phun khoảng 600 – 800 l/ha.

3. Sâu đục cuống quả

Giai đoạn bắt đầu quả hình thành bằng đầu đũa thì trưởng thành đã bắt đầu hoạt động đẻ trứng kéo dài đến tháng 3-4 và gây rụng quả giai đoạn tháng 5-7; Giai đoạn tháng 6-7 vẫn có một số trứng sâu mới nở và gây hại giai đoạn nhãn gần chín.

Để phòng trừ nhà vườn thường sử dụng sản phẩm Vietdan 29SL hoặc Kakasuper 120EW để phòng trừ theo liều khuyến cáo;

4. Để giúp mã quả đẹp, tăng độ ngọt, từ giai đoạn rụng sinh lý lần 2, các nhà vườn thưởng sử dụng loại phân bón có chứa Silic, Canxi, Kali để phun như Silimax nhằm làm đẹp mã, chống nứt quả và tăng độ ngọt.

 

Bà con có thể kết hợp thuốc sâu, thuốc bệnh và 1 loại phân bón lá để phun cho tiết kiệm công phun.

Nhà vườn và bà con lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và dừng sử dụng thuốc BVTV trên Nhãn trước thu hoạch ít nhất 15 ngày để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

 

                                                                                    Số điện thoại tư vấn: 0968.326.568

Gọi điện thoại
0968.326.568
Chat Zalo